Vật liệu xây dựng siêu nhẹ đang là xu hướng cho các công trình xây dựng. Khái niệm công trình xanh thiaan thiện và bến vững được hiểu là những công trình trong thiết kế, xây dựng. Hoặc vận hành giảm thiểu các tác động xấu. Và có thể tạo ra tác động tích cực đối với khí hậu và môi trường ứng với các tiêu chí. Sử dụng hiệu quả năng lượng, nước và các tài nguyên khác. Sử dụng vật liệu bền vững, thân thiện với môi trường, có thể tái chế sau sử dụng.
1. Chính phủ Việt Nam nói gì về vật liệu xanh
Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư số 09/2012/TT-BXD. Quy định việc sử dụng vật liệu không nung trong các công trình xây dựng. Có hiệu lực từ ngày 15/1/2013 đối với các công trình xây dựng được đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước bắt buộc phải sử dụng vật liệu xây dựng không nung theo lộ trình.
Theo quy định của Bộ Xây dựng, từ 15/1/2013. Các công trình tại các đô thị loại 3 trở lên phải sử dụng 100% vật liệu không nung. Các khu vực còn lại phải sử dụng tối thiểu 50% vật liệu xanh. Sau năm 2015 phải sử dụng 100%.
Riêng các công trình xây dựng từ 9 tầng trở lên, không phân biệt nguồn vốn. Từ ngày 15/1/2013 đến năm 2015 phải sử dụng tối thiểu 30%. Và sau năm 2015 phải sử dụng tối thiểu 50% vật liệu không nung trong tổng số vật liệu xây của công trình (tính theo thể tích).
Chính phủ đã phê duyệt chương trình phát triển vật liệu xanh của Việt Nam. Đặc biệt tài trợ gạch bê tông khí chưng áp. Với mục tiêu đến năm 2020 sẽ thay thế 30 – 40% gạch đất sét nung nhằm kéo giảm lượng khí thải ra môi trường từ các lò gạch truyền thống như hiện nay.
2. Tình hình sử dụng vật liệu không nung hiện nay tai Việt Nam
Thực tế khái niệm công trình xanh đã có mặt tại Việt Nam từ năm 2007. Nhưng hiện vẫn chưa được phổ biến rộng rãi. Việt Nam mới chỉ có hơn 60 công trình đạt chứng nhận công trình xanh. Khá khiêm tốn với 125 của Malaysia, 500 của Đài Loan và 1.500 của Singapore.
Tại TPHCM, UBND thành phố cũng giao Sở Xây dựng thành phố xây dựng quy định về quản lý và đầu tư phát triển vật liệu xây dựng, trong đó gồm vật liệu xây không nung.
Xem thêm: Gạch bê tông khí ưu tiên cho xây dựng công trình nhà nước
Trong một văn bản gởi Bộ Xây dựng, UBND TPHCM cũng cho biết hiện thành phố đã chấm dứt hoàn toàn việc sản xuất gạch đất sét nung bằng lò thủ công, lò tuynel, lò vòng (lò hoffman). Cụ thể, thành phố đã chấm dứt hoạt động 305 lò gạch thủ công của 94 cơ sở (92 cơ sở ở quận 9 và 2 cơ sở ở quận Thủ Đức).
3. Các công trình nổi bật sử dụng bê tông khí chưng áp
Hiện tại, sản phẩm gạch bê tông khí đã được cấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn TCVN 7959:2011. Và nó được sử dụng tại một số công trình cao cấp như:
- Toà nhà Quốc hội (Độc Lập, Điện Bàn, Ba Đình, Hà Nội)
- Indochina Ha Noi palaza (241 Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội)
- Toà nhà Landmark 72 (Khu E6 Đô thị mới Cầu Giấy, Phạm Hùng, Nam Từ Liêm, Hà Nội)
- Khu đô thị Văn Khê Hà Đông (Hà Nội)
- Tổ hợp Royal city (72A Nguyễn Trãi, Thượng Đình, Thanh Xuân, Hà Nội)
- Tổ hợp Golden Palace (Đồng Me, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội)
- Trung tâm Thương mại và Nhà ở Mandarin Garden (Hoàng Minh Giám, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội)
- Dự án FLC Sầm Sơn Thanh Hóa
- Nhà ở xã hội tại Cần Thơ
-
Công trình nhà ở xã hội tại Khu đô thị mới Thanh Lâm – Đại Thịnh 2 (Mê Linh – Hà Nội).
- Một số công trình tại Khu đô thị mới Tây Nam – Linh Đàm
4. Công trình sử dụng vật liệu xu hướng tương lai xanh – gạch bê tông khí trưng áp
Theo Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) Phạm Văn Bắc. Sử dụng vật liệu xây dựng xanh chắc chắn sẽ đắt hơn vật liệu bình thường. Xây dựng công trình từ vật liệu xanh chắc chắn cũng tốn kém hơn công trình bình thường. Nhưng đổi lại, công trình sẽ giúp tiết kiệm được tối đa chi phí trong quá trình vận hành. Giúp làm giảm chi phí xây dựng, chi phí nhân công xây dựng. Tiết kiệm năng lượng khi đưa vào vận hành và sử dụng.
Ông Đỗ Thanh Tùng – Viện trưởng Viện Kiến trúc quốc gia – Bộ Xây dựng đánh giá: Khi một công trình đáp ứng được các tiêu chí quan trọng của công trình xanh. Trong đó có sử dụng vật liệu xây dựng xanh, thân thiện với môi trường. Các cư dân sẽ được hưởng thụ những lợi ích như:
- Tăng 3 – 5% năng suất lao động
- Giảm nguy cơ bệnh tật và nâng cao sức khỏe
- Giảm 30 – 50% tài nguyên nước và năng lượng nhân tạo
- Qua đó giảm phát thải khí nhà kính
- Giảm 10-15% chi phí vận hành và bảo dưỡng
- Tăng giá trị, sự bền vững và tuổi thọ công trình.
“Mặt khác, các công trình xanh khi vận hành cũng góp phần không nhỏ vào quá trình phát triển đô thị. Tạo lập môi trường sống bền vững. Thay đổi và chỉnh trang hạ tầng kiến trúc. Quảng bá hình ảnh đô thị, thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển kinh tế du lịch”, ông Tùng nói.
Các chuyên gia kinh tế đánh giá, đầu tư công nghệ sản xuất vật liệu xanh trong vòng 10 năm trở lại đây tăng trưởng nhanh. Tốc độ đầu tư ở các nhóm vật liệu XANH từng bước đưa sản phẩm mang thương hiệu Việt sánh ngang chất lượng với các nước phát triển trên thế giới. Thị trường vật liệu xây dựng đã ghi nhận nhiều sản phẩm đạt tiêu chuẩn vật liệu xây dựng xanh.
Nhiểu chuyên gia cho rằng: Để phát triển công trình xanh, tiết kiệm năng lượng tại Việt Nam. Một mặt cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách về phát triển công trình xanh. Đặc biệt là các quy chuẩn xây dựng, các cơ chế tài chính. Một mặt cần đẩy mạnh tuyên truyền vận động người dân về ý thức bảo vệ môi trường, sử dụng tiết kiệm năng lượng.
Hiện nay, sử dụng vật liệu xây không nung là xu hướng phát triển bền vững của thế giới. Do hạn chế được việc khai thác đất sét từ đất nông nghiệp. Hạn chế giảm diện tích cây lương thực. Có thể tận dụng phế thải công nghiệp, tiết kiệm nhiên liệu nung. Bảo vệ môi trường, tiết kiệm thời gian thi công… . Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế chung đó, chúng ta cần có các giải pháp phù hợp và lộ trình đúng hướng để phát triển loại hình vật liệu này.
PHÚ AN HƯNG Co. LTD
Nhận tư vấn ngay
0969 146 111